Tại sao có bài viết này
Xin chào !
Là một người đã có gần 16 năm đi học việc tìm hiểu xem kiến thức vũ trụ mình nắm được bao nhiêu rồi là một điều cần thiết. Và việc mình nắm được kiến thức đó như nào, sử dụng nó ra làm sao là một bài toán khó cũng cần được giải quyết. Hình dung nó như một đống dữ liệu raw phức tạp bạn có insight, bạn cần sử lý đống data này sao cho nó hữu ích nhất có thể. Khai thác triệt để bằng cách áp dụng đủ các thuật toán, các model này model nọ.
Đi học nhiều, đọc nhiều sách, nhiều báo nhiều blog thì chắc hẳn mọi người biết đến thang tư duy Bloom hay còn gọi là tháp tư duy Bloom là 1 một cụ hữu ích để giảng viên phân loại các mục tiêu và kỹ năng khác nhau đặt ra cho sinh viên, xếp phân loại một nhân viên giỏi. Ta sẽ đi tìm hiểu các cấp độ của thang tư duy này gọi chung là các cấp độ nhận thức hay mỗi cá nhân có thể tận dụng các dữ liệu trong cuộc sống của mình đến đâu.
Bài viết này ra đời nhằm mục đích giúp mọi người hiểu rõ và nâng cao cấp độ tư duy cải thiện khả năng phân tích, ra quyết định, sáng tạo trong cuộc sống
6 cấp độ của tư duy nhận thức
“Học, học nữa, học mãi!” Con người ta muốn biết, muốn hiểu, muốn thành công thì phải học, học thật nhiều, học suốt đời và phải có sự nhận thức trong học tập. Cuộc sống chỉ đơn giản thế thôi. Ta khao khát cải thiện bản thân thì ta học, sau đó ta dùng cái mình biết, cái mình giỏi để giúp ít cho đời đó là hành.
Từ những ngày còn là học sinh, rồi đến thời sinh viên, và khi bước vào đời làm việc, mỗi ngày chúng ta đều đón nhận những điều mới mẻ. Dù là qua những bữa cơm ấm cúng bên gia đình, những đêm dài miệt mài học tập, hay thậm chí từ những sai lầm, tất cả đều là những bài học quý giá. Mỗi ngày, lượng kiến thức mà ta hấp thụ có thể còn nhiều hơn cả lượng nước ta uống. Vậy, làm thế nào mà não bộ của chúng ta có thể xử lý và tiếp thu hiệu quả một lượng thông tin khổng lồ như vậy?
Hơn sáu mươi năm trước, một nhà tâm lý giáo dục người Mỹ đã phát triển một phương pháp đo lường và phân loại kiến thức, mà sau này được biết đến với tên gọi “Kim Tự Tháp Bloom” (Cái mà tôi đã nhắc ở trên). Phương pháp này giúp giải đáp những câu hỏi quan trọng như:
Làm thế nào mà con người học tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn? Kiến thức được xây dựng trên những nền tảng nào? Bộ não sẽ trải qua những giai đoạn nào để biến kiến thức thành hành động?
“Kim Tự Tháp Bloom” không chỉ là một công cụ đo lường mà còn là nền tảng giúp giáo viên và học sinh hệ thống hóa kiến thức, từ đó đề ra những mục tiêu phù hợp với trình độ hiện tại. Hãy cùng khám phá các tầng của “Kim Tự Tháp Bloom” và tìm hiểu công dụng của từng tầng nhé!
Đến đây sẽ nó về các cấp độ cụ thể của cái tháp này:
Nhớ
Tầng đầu tiên, mỗi khi chúng ta tiếp cận một cái gì đó mới thì cái đầu tiên chúng ta cần phải có cái kiến thức đó trong đầu cái đã - như 1 DE thì ta có thể hiểu là trước khi làm một bài toán gì đó thì việc đầu tiên là phải chuẩn bị dữ liệu.
Chả khác nào cái thời học văn để thi của tôi ngày còn phổ thông, trung học. Học thuộc làu làu, ghi nhớ, đọc một cách lưu loát hàng chục trang giấy, công thức…
Hiểu
Sau khi nhớ xong ta cần phải hiểu một công thức hay mọt đoạn thơ nó có gì hay. Nó còn gọi là nhận thức, tại đây não bắt đầu sử dụng các mạng noron với vô vàn layer để xử lý lượng dữ liệu ban đầu sau khi tiền xử lý (cái ta nhớ được toàn cái tốt và nó dùng được). Nghĩa là ta có thể giải thích cái ta vừa nhớ nó đến từ đâu, tại sao lại có nó, tại sao lại là nó mà không phải là cái khác :))
Ứng dụng(làm)
Tại tầng này nào đi qua một mạng noron mới và trải qua quá trình lặp tăng cường. Dữ liệu ở trên đã được xử lý cho ra các insight tốt, ta lại dùng các insight đó để ứng dụng cho các bài toán thực tiễn.
Nó dễ hơn là chúng ta dùng nó để giải quyết các vấn đề trong công việc và trong cuộc sống.
Phân tích
Oke, sau khi đã biết cách ứng dụng rồi chúng ta phải cải tiến cho nó tốt hơn (Câu nói mà tôi hay nghe nhất ở giảng đường đại học). Việc phân tích này có thể là lâu dài có thể được và cũng có thể không. Ta chia vấn đề thành các bài toán nhỏ hơn, nghiên cứu cách giải quyết của các bài toán đó, rồi đi tối ưu. Xem xét mối liên hệ,…
Tổng hợp, đánh giá
Chúng ta biết rằng trong phiên bản gốc của Bloom, “đánh giá” được xem là bước cuối cùng trong quá trình tư duy, nhưng trong phiên bản cải tiến, đánh giá đã được xếp ở vị trí thứ năm và điều này không phải ngẫu nhiên. Khi bạn đã đạt đến cấp độ này, nghĩa là bạn đã thực sự thấu hiểu tầm quan trọng của nhận thức trong học tập. Bạn không chỉ nắm vững kiến thức mà còn đạt đến trình độ chuyên gia, đủ khả năng so sánh, đánh giá, phân tích, phê bình, và phát triển tư duy phản biện trong một lĩnh vực cụ thể. Đây là giai đoạn mà tư duy của bạn trở nên sắc bén và sâu sắc, cho phép bạn nhìn nhận và đưa ra những đánh giá tinh tế và chính xác.
Sáng tạo
Cấp độ thứ sáu và cũng là cấp độ cuối cùng của sự nhận thức trong học tập. Đây là đỉnh của chóp kim tự tháp, dù tầng này không có trong ý tưởng ban đầu của Bloom nhưng thang đo Bloom cải tiến đã đưa ra bằng chứng đột phá là, kiến thức đã học được thể hiện tốt nhất bằng sự sáng tạo một tác phẩm tự làm.
Sáng tạo là khả năng độc nhất cũng là cái cách mà mỗi công nghệ mới được ra đời. Các mô hình ngôn ngữ lớn đều có khả năng đạt được mức nhận thức cao nhất này của loài người bằng cách kết hợp các dữ liệu hiện có. Tuy nhiên để đạt được đến mức độ sáng tạo như con người thì các chatbot llm này có thể sẽ còn mất thêm một khoảng thời gian khá dài nữa.
Hãy tưởng tượng hàng vạn năm về trước khi tổ tiên ta còn là những thợ săn đại tài, họ trở về sau 1 ngày đi săn vất vả, ban đêm khi ngồi bên bếp lửa kể về câu chuyện đi săn, học kể về câu chuyện ấy với 1 nụ cười trên môi. Và khi vẽ lại chuyến đi săn ấy lên những bức tường đá sần sùi trong hang động, họ vẫn tiếp tục nở một nụ cười thật tươi bởi vì sao? Vì con người ta vốn đã thích sáng tạo.
Khi đạt được cấp độ này, nghĩa là nhân viên, sinh viên của bạn đã có khả năng sáng tạo cái mới trên cơ sở những điều đã học trong quá trình đào tạo.
Kết luận
Ngày qua ngày , chúng ta đều đối mặt với hàng trăm nghìn thông tin, và não bộ của chúng ta giống như một cỗ máy tinh vi, liên tục xử lý, lọc, và tinh chỉnh những dữ liệu này qua các mô hình tư duy. Quá trình này giúp chúng ta không chỉ ghi nhớ mà còn cải thiện và nâng cao khả năng xử lý thông tin theo thời gian. Chính sự tinh tế và linh hoạt của não bộ trong việc vận dụng các cấp độ tư duy đã tạo nên những bước tiến vững chắc trong quá trình học hỏi và phát triển của chúng ta mỗi ngày.